Omni channel là gì? Bán hàng đa kênh mang lại hiệu quả gì?

Chia sẻ

Trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của Internet và thương mại điện tử, doanh nghiệp rất cần liên tục cập nhật, tìm ra những mô hình kinh doanh mới để thích nghi và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Một trong những phương thức kinh doanh phổ biến hiện nay là Omni channel. Trong bài viết này, Muakey sẽ giải thích cụ thể mô hình Omni channel là gì, cũng như những đặc điểm và lợi ích mà mô hình này mang lại cho doanh nghiệp hiện nay.

Omni channel (bán hàng đa kênh) là mô hình tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh cùng một lúc nhưng vẫn đảm bảo tính thống nhất. Omni channel được ứng dụng hiệu quả để tăng doanh số và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng. Bạn phải đảm bảo cung cấp cho khách hàng trải nghiệm liền mạch và nhất quán dù ở cửa hàng hay trên trực tuyến.

Trong tình hình hiện nay, khách hàng đều đa số sử dụng các công cụ trực tuyến. Nếu không tiếp cận đa kênh, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn đều nên cân nhắc và áp dụng mô hình Omni channel để tiếp cận và tăng tính kết nối với khách hàng.

Phân biệt Omni channel và Multi channel

Chắc hẳn nhiều người sẽ liên tưởng đến thuật ngữ Multi Channel, vì Multi Channel cũng là bán hàng đa kênh. Vậy sự khác nhau giữa Omni Channel và Multi Channel là gì?

  • Omni Channel: Mọi hoạt động diễn ra trên Omni channel đều cần được nhất quán. Nếu tất cả những hoạt động đó không được tích hợp về một nguồn quản lý thì sẽ không được coi là Omni Channel. 
  • Multi Channel: Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ dùng riêng biệt từng nền tảng để tiếp cận và kết nối với khách hàng. Vậy nên trải nghiệm mà người dùng nhận được sẽ không liền mạch, thông tin giữa các kênh sẽ không có sự nhất quán.
Omni Channel là gì? Phân biệt Omni Channel và Multi Channel
Phân biệt Omni Channel và Multi Channel

Lợi ích từ việc áp dụng Omni channel – Bán hàng đa kênh trong kinh doanh

Quản lý dữ liệu tập trung

Một doanh nghiệp bán lẻ thông thường phải quản lý và xử lý rất nhiều thông tin cùng một lúc. Hiện tại, khách hàng đang dần chuyển sang mua trực tuyến trên nhiều kênh khác nhau. Vì thế, việc quản lý càng khó khăn hơn, dẫn tới những vấn đề như giao nhầm hàng, sót đơn hàng, doanh thu tổng kết không chính xác,… Vậy nên, mô hình Omni Channel đã ra đời nhằm giải quyết tất cả những khó khăn trên. Nó giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu tập trung và hợp nhất hóa số liệu.

Quảng bá, tiếp thị thương hiệu, sản phẩm qua nhiều kênh bán hàng khác nhau

Đây chính là thời đại mua sắm trực tuyến lên ngôi và phát triển rộng rãi. Hiển nhiên doanh nghiệp có thể sử dụng Ommi Channel để quảng bá và tiếp thị thương hiệu, sản phẩm qua nhiều kênh bán hàng khác nhau. Với mô hình Omni Channel, doanh nghiệp hoặc nhà bán lẻ có thể quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình rộng rãi hơn.

Nắm bắt xu hướng thị trường tốt hơn

Việc cần làm đầu tiên khi các doanh nghiệp bước vào thị trường là tìm hiểu xu hướng thị trường và khách hàng tiềm năng. Khi áp dụng mô hình Omni Channel, doanh nghiệp hoặc các nhà bán lẻ có thể nắm bắt xu hướng thị trường tốt hơn. Như đã đề cập ở trên, thương hiệu, sản phẩm của bạn sẽ được quảng bá và tiếp thị qua nhiều kênh bán hàng khác nhau. Từ đó tạo ra sự chuyên biệt và đồng bộ trong chiến lược tiếp thị và quảng bá, nhờ vậy khách hàng sẽ biết đến thương hiệu của bạn nhiều hơn. Đồng thời, doanh nghiệp của bạn có thể dần lấy được lòng tin từ khách hàng và biến họ trở thành khách hàng trung thành.

Cách áp dụng Omni channel mang lại hiệu quả

Có thể thấy mô hình Omni Channel mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích rất to lớn. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này không hề đơn giản bởi lẽ nó còn rất mới, tiềm ẩn nhiều thách thức cho doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để áp dụng Omni Channel một cách hiệu quả nhất? Hãy tham khảo những cách dưới đây nhé:

Xem hàng trực tuyến, nhận tại cửa hàng

Đây là cách đang được nhiều thương hiệu lớn áp dụng và là xu hướng nổi bật của ngành bán lẻ hiện nay. Nghĩa là, khách hàng có thể đặt hàng, thanh toán và hưởng đầy đủ ưu đãi khi mua trực tuyến, đồng thời vẫn có thể nhận trực tiếp sản phẩm ở cửa hàng.

Khi mua sắm online, khách hàng được cung cấp những thông tin liên quan tới tính năng, thông số sản phẩm, số lượng còn lại hoặc so sánh giá cả giữa các kênh khác nhau. Sau đó, người mua đến trực tiếp cửa hàng để nhận sản phẩm. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho đồng thời cả hai bên. Về phía khách hàng, họ sẽ biết được sản phẩm mình đặt mua có chính xác hay không. Về phía người bán, đây là cơ hội để kích thích tiêu dùng của khách hàng thông qua việc Upsell hoặc Cross-sell.

Hãy nhìn tổng quát về khách hàng của bạn

Với bất kỳ doanh nghiệp bán lẻ nào, khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất cần chú tâm đến. Vậy nên điều quan trọng nhất là doanh nghiệp hiểu được khách hàng của mình. Với Omni Channel, khách hàng sẽ tương tác với doanh nghiệp, thương hiệu của bạn qua nhiều kênh khác nhau. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có một chiến lược marketing và bán hàng cụ thể, nhằm mục đích tìm được nhu cầu của người mua. Hiểu đơn giản, bạn cần có một bức tranh tổng quát về khách hàng nếu muốn bán được hàng cho họ.

Quản lý kho hàng linh hoạt

Khi áp dụng mô hình kinh doanh bán hàng đa kênh, doanh nghiệp cần phải kiểm soát sát sao số lượng hàng của từng kho. Đây có thể coi là một thách thức cho doanh nghiệp, bởi lẽ nếu quản lý không tốt kho hàng sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối số lượng cầu và cung.

Cuối cùng – hãy đổi mới!

  • Với doanh nghiệp chưa áp dụng Omni Channel: Khi xu hướng mua sắm của người dùng thay đổi, nếu doanh nghiệp của bạn vẫn đang sử dụng cách thức kinh doanh cũ thì chắc chắn sẽ khó thành công. Vậy nên hãy đổi mới, doanh nghiệp cần chuyển mình để bắt kịp với xu hướng của xã hội nếu họ muốn phát triển bền vững và lâu dài.
  • Với doanh nghiệp đã áp dụng Omni Channel: Nếu doanh nghiệp của bạn đã áp dụng mô hình bán hàng Omni Channel, mà chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Vậy hãy đổi mới, thay đổi những phương pháp và cách thức hiện tại. Hãy học tập từ những ông lớn, những doanh nghiệp đã áp dụng thành công mô hình Omni Channel tại Việt Nam và trên thế giới.

    Kết luận

    Giờ đây, người tiêu dùng hướng đến mua sắm đa kênh và doanh nghiệp cần phải thích ứng được xu hướng này. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu được định nghĩa Omni Channel, cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Muakey gợi ý một số phần mềm tự động hóa phổ biến mà bạn có thể áp dụng trong mô hình này, là: WEONE, CRM,… Để thành thạo và vận hành một cách trơn tru , các doanh nghiệp cần phải thực sự nỗ lực tìm hiểu, thử nghiệm và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

    Người viết: Diệp Ánh Sương

Casestudy

Đây là cách đang được nhiều thương hiệu lớn áp dụng và là xu hướng nổi bật của ngành bán lẻ hiện nay. Một số ví dụ điển hình trong việc áp dụng Omni channel:

Starbucks

Starbucks áp dụng Omni channel trong chương trình rewards card. Đầu tiên, khách hàng sẽ nhận được một rewards card miễn phí, có thể sử dụng trong những lần mua hàng tiếp theo. Nhưng sẽ khác với các chương trình khách hàng thân thiết khác là thẻ này sẽ cho phép kiểm tra, reload và cập nhập thẻ thông qua điện thoại, in-store, website and app. Mọi thay đổi với thẻ và thông tin trong profile đều nhanh chóng cập nhập real-time trên tất cả các kênh.

Sephora

Thương hiệu làm đẹp Sephora thì tạo ra trải nghiệm Omni channel nhằm kết nối các giao dịch mua hàng trực tuyến của khách hàng với những lần mua sắm tại cửa hàng. Ngoài việc tham sự các workshop miễn phí về làm đẹp, trang điểm, khách hàng còn có thể sử dụng máy tính bảng trong cửa hàng để truy cập vào tài khoản “Beauty Bag” của họ khi mua sắm. Tài khoản này cho phép tra cứu thông tin chi tiết về mặt hàng và “dùng thử” sản phẩm bằng các phần mềm kỹ thuật số. Nếu họ thích một sản phẩm, họ có thể thêm nó vào wish list và thanh toán thông qua chính những ứng dụng. 

Sephora nhận ra khách hàng có quá nhiều sản phẩm để lựa chọn khi bước vào cửa hàng. Bằng cách tích hợp tính năng “Beauty Bog” với kênh truyền thông in-store, Sephora giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn và trải nghiệm sản phẩm hơn.

Casestudy Sephora áp dụng Omni channel
  • Kết luận

    Giờ đây, người tiêu dùng hướng đến mua sắm đa kênh và doanh nghiệp cần phải thích ứng được xu hướng này. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu được định nghĩa Omni Channel, cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Muakey gợi ý một số phần mềm tự động hóa phổ biến mà bạn có thể áp dụng trong mô hình này, là: WEONE, CRM,… Để thành thạo và vận hành một cách trơn tru , các doanh nghiệp cần phải thực sự nỗ lực tìm hiểu, thử nghiệm và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

    Tổng hợp và chỉnh sửa: Diệp Ánh Sương

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top

LIÊN HỆ ĐĂNG BÀI

Để lại thông tin vào mẫu dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ bạn ngay!

BẠN QUAN TÂM
GIẢI PHÁP CỦA CHÚNG TÔI

Để lại thông tin vào mẫu dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ bạn ngay!

Để lại thông tin
tư vấn