Nếu bạn đang chân ướt chân ráo bước chân trên con đường tự học thiết kế đồ hoạ, thì xin chúc mừng bạn, bài viết này sẽ giúp các bạn định hướng rõ ràng từng bước từng bước các bạn cần phải đi như thế nào, bắt đầu từ đâu và cần lưu ý những gì khi học thiết kế đồ hoạ.
I: Bạn học đồ hoạ để làm gì?
Tôi chỉ ước rằng khi mình mới bắt đầu học thiết kế kế đồ hoạ có người hỏi tôi câu này để tôi để tôi không phải mất tới 3 năm để chỉ để học lan man, học “lỏm” các công cụ thiết kế nhờ việc tra google, cần học cái gì thì tìm cái nấy chứ không theo một hệ thống bài bản nào cả.
Vậy trước khi bắt đầu tôi muốn các bạn hiểu rõ và kĩ hơn về Thiết kế Đồ Hoạ là gì, các bạn học để làm gì và các bạn muốn đạt được điều gì khi trên con đường chinh phục thiết kế. Trả lời được câu hỏi trên bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian để tập trung vào đúng trọng tâm mục tiêu đề ra.
Còn trong bài viết này tôi sẽ đề cập đến những tips học thiết kế dành cho người không chuyên (hay còn gọi là người mới)
II: 5 Mẹo thiết kế dành cho những người không chuyên ( 5 epic design tips for non-designers)
1.Giới hạn Font
Vì lợi ích của chính bạn, hãy giới hạn số font mà bạn sử dụng trong một ấn phẩm.(For font’s sake, limit your typefaces)
Khi bạn chọn font chữ cho những đề mục, phụ đề hay văn bản thì mình khuyên các bạn nên chọn những font chữ nào dễ đọc và đem lại hiệu quả nhanh cho người đọc.
Chứ không phải là những font chữ hoa văn khó đọc khác, nên nhớ càng tối giản thì càng tốt. Đơn giản một điều là vì mắt người bình thường sẽ rất khó để có thể quét hết tất cả các font chữ có xuất hiện trong ấn phẩm của bạn, vì vậy nếu được hãy cố gắng gắn bó với một số font mà bạn cho là phù hợp với chính bản thân mình.
2. Tìm tòi, tôn trọng các yếu tố xung quanh
Hãy biết tôn trọng khoảng cách của những yếu tố khác (Respect the space of other elements)
Bạn nên cẩn thận khi sử dụng quá nhiều khoảng trống trong một ấn phẩm để tránh trường hợp không thể đọc được thông tin trong ấn phẩm .
Khi đó sẽ có thể xảy ra hai trường hợp: một là sát nhau quá sẽ rất khó nhìn được chữ, hai là chữ xa nhau quá sẽ làm cho phần thông tin của mọi người bị rời rạc hơn.
Cho nên mọi người cần lưu ý về khoảng cách giữa các con chữ với nhau. Đôi khi cũng cần tạo cho chúng một khoảng cách riêng làm cho ấn phẩm của mọi người được thoáng hơn.
3. Sạch sẽ, Sắc nét và rõ ràng (Clean, crisp, clear)
Những yếu tố mà bạn cần để ý trong một ấn phẩm không thể bỏ qua chính là đây. Với nhiều cách khác nhau bạn có thể chỉnh sáng nền hoặc chỉnh màu sắc của con chữ, chủ yếu là để cho ấn phẩm có thể rõ ràng và dễ đọc hơn. Đây là một cách tuyệt vời để có thể áp dụng văn bản màu trắng hoặc đen trên một hình ảnh để có thể tạo hiệu ứng “cut-out”.
4. Chú trọng sự đơn giản
Bạn hãy làm thế nào cho những ấn phẩm của mọi người thật đơn giản. Tuy nhiên để đơn giản mà vẫn đảm bảo những yếu tố trong thiết kế mới là điều mà mọi người cần lưu ý.
Hãy chắc chắn rằng tất cả những gì bạn làm ra đều đảm bảo tất cả những yếu tố về hình ảnh, màu sắc và font chữ. Có một số cách mà bạn nên tham khảo như là sử dụng và áp dụng tông màu tương phản với văn bản để tạo cảm giác sắc nét và dễ đọc cho người xem.
5. Thư giãn mắt trước và sau khi thiết kế
Đây là điều quan trọng nhất với bất kì designer nào mà bạn nên tham khảo khi bị bí ý tưởng và không có cảm hứng sáng tạo. Thì thư giãn mắt và bản thân của bạn chính là cách tốt nhất để ngay sau đó ban có thể có những ý tưởng hay những bản thiết kế đẹp.
Bởi thư giãn làm tăng năng lượng và năng suất trong quá trình làm việc của mọi người. Có rất nhiều cách để thư giãn cho mắt hay chính cơ thể của bạn như: đi bộ, chơi thể thao hay đi cafe với bạn bè cũng là những cách để có thể làm mới bộ não và khôi phục thị lực của mọi người sau những quãng thời gian làm việc căng thẳng.
Tạm kết
Vậy là chúng ta vừa cùng tìm hiểu xong Một số thủ thuật thiết kế dành cho người mới bắt đầu bạn nên biết rồi đấy. Thật tuyệt vời phải không nào?
Chúc các bạn có cho mình sự lựa chọn tốt nhất và hiệu quả nhất!
Và nếu như các bạn có nhu cầu mua bất kỳ phần mềm gì, xin vui lòng với Muakey chúng tôi qua hotline: 0373.454.270.
Trân Trọng!
Nguồn tồng hợp: Nhiều nguồn