• Trang chủ
  • Phần Mềm
  • Tools
    • Mobile App
    • Web App
    • Desktop App
  • Kinh Nghiệm
  • Thủ Thuật
  • Kho tài liệu
    • Kho tài liệu Ebook
    • Kho khóa học, Webinar
    • Kho Infographics
Menu
  • Trang chủ
  • Phần Mềm
  • Tools
    • Mobile App
    • Web App
    • Desktop App
  • Kinh Nghiệm
  • Thủ Thuật
  • Kho tài liệu
    • Kho tài liệu Ebook
    • Kho khóa học, Webinar
    • Kho Infographics
ĐĂNG BÀI
Home Kinh Nghiệm

Tìm hiểu hệ thống DDOS (Anti DDOS), DoS và cách phòng tránh

Thanh Mai by Thanh Mai
10/04/2022
in Kinh Nghiệm, Thủ Thuật
0
Tìm hiểu hệ thống DDOS (Anti DDOS), DoS và cách phòng tránh

Có thể bạn đã từng nghe nhiều về DoS, DDoS hay tấn công từ chối dịch vụ và cũng có thể đã từng là nạn nhân của kiểu tấn công này. Vậy DoS, DDoS là gì, dấu hiệu nào để nhận biết DoS, DDoS và tác hại của chúng ra sao?

Hãy cùng Muakey tìm hiểu bài viết này bạn nhé!

DoS là gì?

DoS tên đầy đủ tiếng Anh là Denial of Service, dịch ra tiếng Việt là từ chối dịch vụ. Tấn công từ chối dịch vụ DoS là cuộc tấn công nhằm làm sập một máy chủ hoặc mạng, khiến người dùng khác không thể truy cập vào máy chủ/mạng đó.

Kẻ tấn công thực hiện điều này bằng cách nào?

Kẻ tấn công “tuồn” ồ ạt traffic hoặc gửi thông tin có thể kích hoạt sự cố đến máy chủ, hệ thống hoặc mạng mục tiêu, từ đó khiến người dùng hợp pháp (nhân viên, thành viên, chủ tài khoản) không thể truy cập dịch vụ, tài nguyên họ mong đợi.

Nạn nhân của tấn công DoS thường là máy chủ web của các tổ chức cao cấp như ngân hàng, doanh nghiệp thương mại, công ty truyền thông, các trang báo, mạng xã hội…

Ví dụ, khi bạn nhập vào URL của một website vào trình duyệt, lúc đó bạn đang gửi một yêu cầu đến máy chủ của trang này để xem.

Máy chủ chỉ có thể xử lý một số yêu cầu nhất định trong một khoảng thời gian, vì vậy nếu kẻ tấn công gửi ồ ạt nhiều yêu cầu đến máy chủ sẽ làm nó bị quá tải và yêu cầu của bạn không được xử lý. Đây là kiểu “từ chối dịch vụ” vì nó làm cho bạn không thể truy cập đến trang đó.

Tấn công từ chối dịch vụ

Kẻ tấn công có thể sử dụng thư rác để thực hiện các tấn công tương tự trên tài khoản email của bạn. Dù bạn có một tài khoản email của công ty hay dùng dịch vụ miễn phí như Gmail thì vẫn bị giới hạn số lượng dữ liệu trong tài khoản.

Bằng cách gửi nhiều email đến tài khoản của bạn, kẻ tấn công có thể làm đầy hòm thư đến và ngăn chặn bạn nhận được các mail khác.

DDoS là gì?

DDoS (Distributed Denial of Service), nghĩa tiếng Việt là từ chối dịch vụ phân tán. Tấn công DDoS là nỗ lực làm sập một dịch vụ trực tuyến bằng cách làm tràn ngập nó với traffic từ nhiều nguồn.

Khi DDoS, kẻ tấn công có thể sử dụng máy tính của bạn để tấn công vào các máy tính khác. Bằng cách lợi dụng những lỗ hổng về bảo mật cũng như sự không hiểu biết, kẻ này có thể giành quyền điều khiển máy tính của bạn.

Sau đó chúng sử dụng máy tính của bạn để gửi số lượng lớn dữ liệu đến một website hoặc gửi thư rác đến địa chỉ email nào đó. Đây là kiểu tấn công phân tán vì kẻ tấn công sử dụng nhiều máy tính, bao gồm có cả máy tính của bạn để thực hiện tấn công Dos.

Mặc dù DDoS cung cấp một chế độ tấn công ít phức tạp hơn các dạng tấn công mạng khác, nhưng chúng đang ngày càng mạnh mẽ và tinh vi hơn.

Có ba loại tấn công cơ bản:

– Volume-based: Sử dụng lưu lượng truy cập cao để làm tràn ngập băng thông mạng

– Protocol: Tập trung vào việc khai thác các tài nguyên máy chủ

– Application: Tập trung vào các ứng dụng web và được xem là loại tấn công tinh vi và nghiêm trọng nhất

So sánh DoS và DDoS

Để biết được sự khác biệt giữa DoS và DDoS là gì, bạn cần nắm được khái niệm của DoS. DoS là cụm từ viết tắt của Denial of Service, dịch ra tiếng Việt là từ chối dịch vụ. Tấn công từ chối dịch vụ DoS là cuộc tấn công nhằm làm sập một máy chủ hoặc mạng, khiến người dùng khác không thể truy cập vào máy chủ/mạng đó.

DDOS là gì
Nạn nhân của tấn công DoS thường là máy chủ web của các tổ chức cao cấp như ngân hàng, doanh nghiệp thương mại, công ty truyền thông, các trang báo, mạng xã hội…

Tóm lại, tấn công DoS nghĩa là một máy tính gửi một lượng lớn lưu lượng truy cập đến máy tính của nạn nhân và đánh “sập” nó. Tấn công DoS là một cuộc tấn công trực tuyến được sử dụng để làm cho trang web không khả dụng với người dùng, khi được thực hiện trên một trang web.

Còn trong cuộc tấn công DDoS, các cuộc tấn công được thực hiện từ nhiều địa điểm khác nhau bằng cách sử dụng nhiều hệ thống.

Lý do của cuộc tấn công DDoS là gì?

Có thể bạn sẽ nghĩ rằng việc tấn công DDoS không đem lại lợi ích gì cho hacker, nhưng bạn đã nhầm! Việc tấn công DDoS đem lại nhiều hơn những gì bạn nghĩ cho chính những kẻ tấn công. Vậy những “lợi ích” từ cuộc tấn công DDoS là gì?

  – Về tài chính

Tấn công DDoS thường được kết hợp với tấn công Ransomware. Những kẻ tấn công thường là một phần của một nhóm tội phạm có tổ chức. Thậm chí, các doanh nghiệp đối thủ cũng có thể thực hiện tấn công DDoS để có được lợi thế cạnh tranh.

– Về bất đồng về ý thức hệ

Các cuộc tấn công thường nhắm vào các cơ quan quản lý hay các nhóm biểu tình áp bực trong chính trị. Những cuộc tấn công này thường được tiến hành để hỗ trợ một hệ thống chính trị hay tôn giáo cụ thể.

  – Về chiến thuật:

Trong trường hợp này, tấn công DDoS thường chỉ là một phần trong các chiến dịch lớn. Đôi khi, các chiến dịch còn kết hợp với tấn công vật lý hay tấn công phần mềm.

– Về thương mại:

Tấn công DDoS có thể thu thập được những thông tin hoặc gây thiệt hại cho các ngành công nghiệp cụ thể. Lấy ví dụ, các cuộc tấn công vào Sony, British Airways…khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào cả ngành công nghiệp ấy.

  – Về mục đích tống tiền:

Các cuộc tấn công có thể được sử dụng cho các lợi ích cá nhân, hoặc thậm chí tống tiền.

  – Về việc tấn công do nhà nước:

Một số cuộc tấn công DDoS được tiến hành nhằm gây rối loạn trong quân sự cũng như người dân.

Làm thế nào để tránh bị tấn công từ chối dịch vụ?

Thực sự không có một biện pháp cụ thể nào để tránh trở thành nạn nhân của DoS hay DDoS. Tuy nhiên chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn vài bước với mục đích giảm bớt phần nào kiểu tấn công mà sẽ sử dụng máy tính của bạn đế đi tấn công máy tính khác.

  – Cài đặt và duy trì phần mềm chống virus.
  – Cài đặt tường lửa và cấu hình nó để giới hạn lưu lượng đến và đi từ máy tính của bạn.
  – Làm theo các hướng dẫn thực hành an toàn về phân phối địa chỉ email của bạn.
  – Dùng các bộ lọc email để giúp bạn quản lý lưu lượng không mong muốn.

Cụ thể, ví dụ như đối với 1 data center, nên triển khai các biện pháp phòng tránh sau:

Các ISP thường có bảo vệ DDoS ở lớp 3 và Lớp 4 (lưu lượng mạng), nhưng lại bỏ qua Lớp 7, nơi bị nhắm làm mục tiêu nhiều hơn, và nhìn chung thì sự đồng đều ở các lớp bảo vệ cũng không được đảm bảo.

Các công ty xử lý DDoS:

họ sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có của mình để chống lại bất kỳ mối đe dọa nào đến với họ. Thông thường, điều này được thực hiện thông qua cân bằng tải (load balancer), mạng phân phối nội dung (CDN) hoặc kết hợp cả hai.

Các trang web nhỏ hơn và các dịch vụ có thể thuê bên ngoài của các bên thứ ba nếu họ không có vốn để duy trì một loạt các máy chủ.

Các nhà cung cấp dịch vụ chống DDoS luôn sẵn sàng. Thông thường, họ sẽ định tuyến lại lưu lượng truy cập đến của bạn thông qua hệ thống của riêng họ và “fresh” nó để chống lại các phương thức tấn công đã biết.

Họ có thể quét các lưu lượng truy cập đáng ngờ từ các nguồn hoặc từ các geolocation không phổ biến. Hoặc họ cũng có thể định tuyến lại lưu lượng truy cập hợp pháp của bạn khỏi các nguồn botnet.

Hầu hết các tường lửa hiện đại và Hệ thống bảo vệ xâm nhập (Intrusion Protection Systems – IPS) đều cung cấp khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công DDoS.

Các thiết bị này có thể ở dưới dạng một thiết bị duy nhất quét tất cả lưu lượng truy cập đến hệ thống hoặc phần mềm được phân phối ở cấp máy chủ. Các ứng dụng chống DDoS chuyên dụng cũng có sẵn trên thị trường và có thể bảo vệ tốt hơn trước các cuộc tấn công nhắm vào Lớp 7.

Quét mạng thường xuyên và theo dõi lưu lượng với các cảnh báo cũng có thể giúp bạn nắm bắt được những nguy cơ của một cuộc tấn công DDoS sớm, cũng như đưa ra những hành động để giảm thiểu thiệt hại.

Nhận biết các cuộc tấn công Dos và DDos

Không phải sự sập đổ hoàn toàn nào của dịch vụ cũng là kết quả của một tấn công từ chối dịch vụ. Có nhiều vấn đề kỹ thuật với một mạng hoặc với các quản trị viên đang thực hiện việc bảo trì và quản lý.

Mặc dù thế nhưng với các triệu chứng dưới đây bạn có thể nhận ra tấn công DoS hoặc DdoS:

  – Thực thi mạng chậm một cách không bình thường (mở file hay truy cập website)
  – Không vào được website bạn vẫn xem
  – Không thể truy cập đến bất kỳ một website nào
  – Số lượng thư giác tăng một cách đột biến trong tài khoản của bạn.

Nên làm gì nếu bạn nghĩ mình đang bị tấn công từ chối dịch vụ?

Cho dù bạn có xác định đúng tấn công DoS hoặc DdoS đi chăng nữa thì bạn cũng không thể xác định được nguồn hoặc đích của tấn công. Chính vì vậy bạn nên liên hệ đến các chuyên gia kỹ thuật để được hỗ trợ.

  – Nếu bạn thấy rằng không thể truy cập vào chính các file của mình hoặc vào bất cứ website mở rộng nào từ máy tính thì bạn nên liên hệ với người quản trị mạng của mạng đó. Điều này có thể chỉ ra rằng máy tính của bạn hoặc mạng của tổ chức đang bị tấn công hay không.
  – Nếu bạn thấy những vấn đề xảy ra trên chính máy tính của mình, thì bạn hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ (ISP). Nếu có vấn đề, ISP có thể khuyên bạn có những hành động thích hợp.

Tạm kết

Vậy là chúng ta vừa cùng tìm hiểu xong Tìm hiểu hệ thống DDOS (Anti DDOS), DoS và cách phòng tránh rồi đấy. Thật tuyệt vời phải không nào? 

Chúc các bạn có cho mình sự lựa chọn tốt nhất và hiệu quả nhất!

 Và nếu như các bạn có nhu cầu mua bất kỳ phần mềm gì, xin vui lòng với Muakey chúng tôi qua hotline: 0935.555.597

Trân Trọng!

Nguồn tồng hợp: Nhiều nguồn

Related Posts

Screenshot Captor – Ứng dụng chụp màn hình điện thoại thông minh
Kinh Nghiệm

Screenshot Captor – Ứng dụng chụp màn hình điện thoại thông minh

25/05/2022
DroidCam – Ứng dụng chuyển Android thành webcam
Kinh Nghiệm

DroidCam – Ứng dụng chuyển Android thành webcam

25/05/2022
Sleep Cycle – Ứng dụng đồng hồ quản lý giấc ngủ hiệu quả
Kinh Nghiệm

Sleep Cycle – Ứng dụng đồng hồ quản lý giấc ngủ hiệu quả

23/05/2022
My Study Life – Ứng dụng lập thời gian biểu học tập, nhắc nhở kiểm tra
Kinh Nghiệm

My Study Life – Ứng dụng lập thời gian biểu học tập, nhắc nhở kiểm tra

23/05/2022
YPT (Yeolpumta) – Ứng dụng đồng hồ đếm thời gian học tập
Kinh Nghiệm

YPT (Yeolpumta) – Ứng dụng đồng hồ đếm thời gian học tập

23/05/2022
Flipd Focus & Study Timer – Ứng dụng đếm giờ tập trung
Kinh Nghiệm

Flipd Focus & Study Timer – Ứng dụng đếm giờ tập trung

23/05/2022
Next Post
Hướng dẫn đăng nhập sử dụng filter trên ứng dụng Snapchat

Hướng dẫn đăng nhập sử dụng filter trên ứng dụng Snapchat

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới

Simple SHopee

Simple Shopee – Tính năng nổi bật và cách sử dụng miễn phí

10/03/2023
phần mềm atp login

ATP Login | Tool đăng nhập tài khoản ẩn danh số lượng lớn

09/03/2023
vFlat Scan – Ứng dụng quét sách, văn bản, PDF cực nhanh

vFlat Scan – Ứng dụng quét sách, văn bản, PDF cực nhanh

18/02/2023
AnkiDroid – Ứng dụng thông minh flashcards hỗ trợ ghi nhớ hiệu quả

AnkiDroid – Ứng dụng thông minh flashcards hỗ trợ ghi nhớ hiệu quả

18/02/2023
Pomodoro Timer Lite – Ứng dụng đồng hồ đo thời gian tập trung

Pomodoro Timer Lite – Ứng dụng đồng hồ đo thời gian tập trung

18/02/2023
HeyTap Cloud – Ứng dụng lưu trữ thông tin người dùng Oppo

HeyTap Cloud – Ứng dụng lưu trữ thông tin người dùng Oppo

18/02/2023

Sidebar

Tư vấn NGAy
Nơi đánh giá và mô tả mọi phần mềm bạn cần về Marketing, Bán hàng, Chăm sóc khách hàng, Quản lý bán hàng,...
Về chúng tôi
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách & bảo mật
  • Điều khoản hoạt động
top phần mềm
  • Trả Phí
  • Miễn phí
  • Nhiều lượt xem
  • Thông dụng
  • Nhà cung cấp
Chuyên mục
  • Kinh nghiệm
  • Thủ thuật
  • Phát triển Website
  • Chatbot
  • Ứng dụng Loyalty
phần mềm nổi bật
  • TikShop
  • Simple FB Pro
  • Simple Seeding
  • Sapo GO
  • Nobita eCRM
Theo dõi chúng tôi
Facebook Youtube

Copyright 2021. ATP.

LIÊN HỆ ĐĂNG BÀI

Để lại thông tin vào mẫu dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ bạn ngay!

BẠN QUAN TÂM
GIẢI PHÁP CỦA CHÚNG TÔI

Để lại thông tin vào mẫu dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ bạn ngay!

Để lại thông tin
tư vấn

(Anh/chị vui lòng nhập đúng định dạng số điện thoại đang sử dụng)

Simple Tikdown muakey